Khách sạn - nhà nghỉ ở Đà Lạt

Các bạn nên liên hệ trực tiếp để có giá tốt nhất.

Khách sạn Xuân Hồng

Địa chỉ: 39, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.1, Đà Lạt
Điện thoại: 063.3831483
Di động: 0918.007164 (gặp chị Vân - chủ KS)
Xin giới thiệu luôn với các bạn, KS Xuân Hồng nằm ở khu Hòa Bình, cách chợ Đà Lạt 300m nên rất thuận tiện, có cho thuê xe máy. (khoảng 80 đến 100 ngàn\ngày).
Có đủ loại phòng, giá khá mềm, từ 150.000 vnđ (phòng đôi).
Cũng có phòng đôi đặc biệt, bồn tắm nước nóng, khung cảnh thoáng và đẹp (250.000\ngày)

Khách sạn Công Đoàn
Địa chỉ: 1 Yersin, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 063.3826003
Tuy nội thất hơi cũ nhưng mang đậm phong cách kiến trúc Đà Lạt.
Khu Sơn Cước 2, 3 có thể ngắm nhìn Hồ Xuân Hương thơ mộng. Giá từ 250,000 đến 400,000.
Cũng có phòng đôi, khá ấm cúng, giá 160,000\ngày.


Khách sạn: Ngọc Phú
Khách sạn Ngọc Phú 1
Địa chỉ: 12 đường 3 tháng 2
ĐT: 063.3821954 Fax: 0633.821954
Khách sạn NGọc Phú 2
Địa chỉ: 7 Đường Nguyễn Văn Trỗi
ĐT: 063.3822315
Cung cấp các dịch vụ cho thuê xe máy, ô tô từ 4-30 chỗ, bán các tour du lịch, vé ô tô, máy bay.
Giá phòng: 100.000 đến 150.000/đêm (phòng 1-2 người)
Giá khuyến mãi cho các đoàn từ thiện là 45-50.000đ/người/đêm.

Khách sạn: Phước Đức (tiêu chuẩn 1sao)
Địa chỉ: 04 Khu Hoà Bình
ĐT: 063.3822200
Giá phòng hiện tại: 150.000đ/2ng/1phòng (250.000đ/4ng/1phòng)

Mini Hotel Hạnh Tâm
Địa chỉ : Lô 4 Đường Yersin - Đà lạt
Đt : 063.812488, 0938054471

Khách sạn Golf 1 **
Địa chỉ: 11 Đinh Tiên Hoàng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 824082 Fax: 824945


Khách sạn Golf 2 **
Địa chỉ: 114 Đường 3 Tháng 2, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 826031 Fax: 820532

Khách sạn Hàng Không **
Địa chỉ: 40 Hồ Tùng Mậu, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 831369 Fax: 831368

Khách sạn Lavy **
Địa chỉ: 02b Lữ Gia, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 826008 Fax: 825466

Khách sạn Ngọc Lan ****
Địa chỉ: 42 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822136/ 823522 Fax: 824032

Khách sạn Á Đông
Địa chỉ: 63 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822700

Khách sạn Tri Kỷ II
Địa chỉ: 1C Hà Huy Tập, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 531238

Đà Lạt Victory Villas
Địa chỉ: 1 Lữ Gia - 6 Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 810867 Fax: 810867

Biệt thự Đồng Nai (Dona Villa)
Địa chỉ: A17 - 18 Đồi Huy Hoàng, Đường Phù Đổng Thiên Vương, P. 8, Tp Đà Lạt
Điện thoại: 554430/ 554440 Fax: 554450

Khách sạn An Lạc II
Địa chỉ: 47C Phạm Ngọc Thạch, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 826400

Khách sạn Bích Đào
Địa chỉ: 25C Lê Hồng Phong, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822753

Khách sạn Bảo Ngọc
Địa chỉ: 5B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822847

Khách sạn Duy Tân
Địa chỉ: 83 Đuờng 3 Tháng 2, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822384 Fax: 823677

Khách sạn Duy Thảo
Địa chỉ: 05 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 821018

Khách sạn Hồng Phuớc
Địa chỉ: 24 Hai Bà Trưng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 825256

Khách sạn Hồng Vân
Địa chỉ: 45b Đinh Tiên Hoàng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822717 Fax: 822717

Khách sạn Hòa Bình
Địa chỉ: 64 Truơng Công Định, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822787

Khách sạn Hương Thuỷ
Địa chỉ: 51E Bùi Thị Xuân, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 827812

Khách sạn Hải Dương
Địa chỉ: 01C Bùi Thị Xuân, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 823913

Khách sạn Hải Sơn
Địa chỉ: 01 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822379

Khách sạn Hoàng Hậu
Địa chỉ: 08A Hồ Tùng Mậu, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 821431

Khách sạn Huy Hùng
Địa chỉ: 54 Bùi Thị Xuân, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 828414

Khách sạn Khánh Hương
Địa chỉ: 07 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822835

Khách sạn Mimosa
Địa chỉ: 170 Phan Đình Phùng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822656

Khách sạn Minh Tâm
Địa chỉ: 20 Khe Sanh, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822447

Khách sạn Nam Kỳ
Địa chỉ: 11 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 824493

Khách sạn Ngọc Linh
Địa chỉ: 12A Phan Đình Phùng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 864560

Khách sạn Ngân hàng Đầu tư
Địa chỉ: 02 Bà Triệu, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 827370

Khách sạn Phú Hoa
Địa chỉ: 16 Tăng Bạt Hổ, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822194

Khách sạn Quảng Bình
Địa chỉ: 05 Mai Hắc Đế, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 820099

Khách sạn Sài Gòn
Địa chỉ: 15C Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 828267


Khách sạn Saigon Ship
Địa chỉ: 9A Lữ Gia, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 824098

Khách sạn State Bank
Địa chỉ: 03 Bà Triệu, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822733

Khách sạn Tân An
Địa chỉ: 75 đường 3 tháng 2, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822700

Khách sạn Thành Đạt
Địa chỉ: 8A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 820826

Khách sạn Thái Bình
Địa chỉ: 3b Bùi Thị Xuân, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 828303

Khách sạn Thanh Bình
Địa chỉ: 40 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822909

Khách sạn Thanh Tùng
Địa chỉ: 28 Nguyễn Chí Thanh, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 821437


Khách sạn Thanh Thế
Địa chỉ: 118 Phan Đình Phùng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822180

Khách sạn Thuân Lâm
Địa chỉ: 20 Nguyễn Du, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822408

Khách sạn Trang Anh
Địa chỉ: 01A Hồ Tùng Mậu, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 823118

Khách sạn Xuân Tâm
Địa chỉ: 25b Lê Hồng Phong, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 823142

Khu nghỉ mát HAGL - Đà Lạt
Địa chỉ: 03 Nguyễn Du, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 810826/ 810961 Fax: 549036

Nhà nghỉ Crazy
Địa chỉ: 3 Huỳnh Thúc Kháng, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 822070

* Tham khảo thêm từ Dulichbui's Blog

Du lịch Đà Lạt - Địa điểm tham quan, phương tiện di chuyển

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29 km².Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ". Đà Lạt được mệnh danh là : thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù, đặc biệt nhất là biệt danh : thành phố ma.

Vị trí

Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, vốn là cư dân của toàn bộ cao nguyên Lang Biang. Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:

Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).

Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.

Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).

Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

* Tải bản đồ Du lịch Đà Lạt tại đây!


Điểm tham quan:

• Đồi Cù
• Hồ Suối Vàng, Suối Bạc
• Hồ Than Thở
• Hồ Tuyền Lâm
• Hồ Xuân Hương
• Công viên hoa Đà Lạt
• Thung lũng Tình Yêu
• Hồ Đa Nhim
• Đèo Ngoạn Mục
• Đồi Mộng Mơ
• XQ - Sử quán
• Khu du lịch Suối Vàng
• Đỉnh Langbiang
• Vườn hoa Minh Tâm
• Khu du lịch sinh thái Đa Mê
• Lăng Nguyễn Hữu Hào
• Khu du lịch Rừng Madagui
• Vườn quốc gia Cát Tiên
• Hồ Đa Nhim
• Thác Thác Voi
• Thác Gougah
• Thác Hang Cọp
• Thác Pongour
• Thác Đambri
• Thác Đatanla
• Thác Bopla
• Thác Cam Ly
• Thác Liên Khương
• Thác Prenn
• Thác Cửa Thần
• Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng
• Dinh I
• Dinh II
• Dinh III
• Ga Đà Lạt
• Nhà thờ Domaine de Marie
• Nhà thờ Cam Ly
• Lâu đài mạng nhện
• Chợ Đà Lạt
• Nhà thờ Con Gà
• Chợ Âm Phủ
• Thiền viện Trúc Lâm
• Thiền viện Vạn Hạnh
• Chùa Linh Phước
• Chùa Linh Quang
• Tu viện Bát Nhã
• Chùa Linh Phong
• Chùa Thiên Vương Cổ Sát
.....

Đặc sản, đồ lưu niệm:

• Rượu vang Đà Lạt
• Trà B'Lao
• Atisô
• Mứt trái cây
....

Đi và về

Có thể đi lên Đà Lạt từ tp.HCM, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang, ...
Nếu từ miền Trung, bạn đi đến Phan Rang, theo quốc lộ 11, đi tiếp lên đèo Ngoạn Mục rồi theo đường đèo Dran lên Trại Mát là tới Đà Lạt (hoặc có thể đi đường Thạnh Mỹ đến Finom rẽ phải đi theo quốc lộ 20). Đoạn đường từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 120km. Có một con đường mới mở từ ngã ba Thành (Nha Trang) tới Đà Lạt, đi bằng con đường này rất đẹp và ngắn được rút ngắn được 90km so với con đường đi qua Phan Rang.

Từ Tp.HCM bạn có thể đi lên Đà Lạt bằng đường bộ, đường hàng không... (trước đây có thể đi bằng đường sắt nữa, dự án khôi phục tuyến đường sắt này đang được xem xét trở lại).

Đi xe gắn máy:
Bạn chạy xe đến ngã ba Dầu Giây, rẽ trái chạy theo hướng QL20 lên Đà Lạt.

Xe khách:
Từ Tp.HCM để đi Đà Lạt bạn có thể sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ của các hãng xe chất lượng sau:


Hãng xe Mailinh

Địa chỉ: 64 - 68 Hai Bà Trưng, P.BN, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 929 2929Email: ml@mailinh-corp.com
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI LINH ĐÀ LẠT
- Địa chỉ : 14 Nguyễn Văn Cừ, phường 1, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Tel : (84.63) 542 888 Fax : (84.63) 571 999

CÔNG TY TNHH 1 TV MAI LINH ĐỨC TRỌNG
- Địa chỉ : 705 quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
- Tel : (84.63) 650 888 Fax : (84.63)649 999

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI LINH BẢO LỘC
- Địa chỉ : 905 Trần Phú, Phường B’Lao, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
- Tel : (84.63) 722 888 Fax : (84.63) 722 999


Các hãng xe chuyên về Opentour

- Sinhcafe Sài Gòn: 8367338-8376833
- An PhuTp.HCM: 07 Do Quang Dau St., Q1. (08) 9202513 – 912 0287
- TM Brother’s Café 22B Trần Hưng Đạo – (058) 814556 – 816271- …


CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TỐC HÀNH KUMHO SAMCO

Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh (Lầu 3), P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 511 6861 - Fax: (08) 511 4617


CÔNG TY TNHH DU LỊCH & VẬN TẢI PHƯƠNG TRANG

Địa chỉ: 274 - 276 Đề Thám, P.PNL, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 920564 - Fax: (08) 920 6571
Tại Đà Lạt: 11A Lê Quý Đôn, Đà Lạt.
Điện thoại: 063.585858
Giá vé: 110.000 đồng/ người.
Tại Nha Trang: văn phòng xe Phương Trang ở đường Lê Thánh Tôn.
Điện thoại: 058.524315 - 524945


Công ty TNHH Thành Bưởi

- Số 266-268 Lê Hồng Phong, Q.5
Điện thoại 08 38306306 - 38308090

Giá vé: 110.000/người - xe ghế ngồi / 150.000 - ghế nằm VIP cao cấp.


Khu vực Thủ Đức, quận 2 và quận 9 có thể liên hệ đặt chổ tại trạm Thủ Đức theo số điện thoại 08 39443088.

+ Tại Đà Lạt:
Chi nhánh Công ty TNHH Thành Bưởi - số 05 Lữ Gia hoặc đến Văn phòng 55 Phan Bội Châu để đặt chổ
Điện thoại 063 3540540 - 063 3837838.

Khu vực Đức Trọng có thể liên hệ đặt chỗ tại Văn phòng Đức Trọng theo số điện thoại 063 3648648 - 063 3657657.

Khu vực Bảo Lộc có thể liên hệ đặt chỗ tại Văn phòng Bảo Lộc theo số điện thoại 063 3727727 - 063 3740074.


Dalattoserco:

Từ thành phố đi Đà Lạt mỗi ngày 4 chuyến.
Từ Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày 3 chuyến.
Tại HCM: 270 Đề Thám, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: (08) 8369859
Tại Đà Lạt: 9 Lê Đại Hành, TP. Đà Lạt.
Điện thoại: (063) 822479 – 825196
Giá vé: 90.000 đồng/ người

Ngoài ra còn có nhiều hãng xe khác, bạn có thể lien hệ bến xe miền Đông để tham khảo thêm các chuyến xe cũng như giá cả:

Bến xe miền Đông:

292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 899 4056; (08) 898 4441; (08) 898 4442; (08) 898 4893
Đường không

Mỗi ngày đều có 1 chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Đà Lạt khởi hành vào lúc 11h20' sáng.
Đi từ sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian bay khoảng 35 phút.
- Giá vé:
+ Khứ hồi: 928.000/ người.
+ Một lượt: 464.000/ người
Bạn có thể mua vé tại Vietnam Airlines:
Địa chỉ: 116 Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 8320320

Đường Bay Hà Nội - Đà Lạt một tuần hai chuyến.
Máy bay hạ cánh tại sân bay Liên Khương.
Đến Liên Khương bạn phải đi ô tô khoảng 45p nữa mới tới Đà Lạt (Vietnamairline có xe trung chuyển đưa khách lên Đà Lạt, tuy nhiên có tính phí thêm).
Bạn có thể đi Taxi lên Đà Lạt hoặc đi xe bus lên Đà Lạt.
Đi taxi khoảng 250-300 ngàn đồng.
Đi xe 45chổ xe bus sân bay thì mất 35.000 đồng/khách.

Liên hệ thuê xe đưa đón sân bay:

Số 18b/2 Phù Đổng Thiên Vương,Phường 8, Tp.Đà Lạt
063.6287.418
0909.951.087

Ngoài ra, tại Lâm Đồng còn có 1 sân bay nhỏ nữa là sân bay Cam Ly cách Đà Lạt 5km, mới hoạt động ít lâu nay, và chủ yếu dành cho loại máy bay AIR tacxi của hãng VASCO thuê bao, mà khách thường là dân chơi golf. Một tháng, Cam Ly chỉ đưa đón vài chuyến.


© Dulichbui's Blog

Lên Đà Lạt đặt tour: Tham quan Đà Lạt

Đà Lạt, chắc ai trong chúng ta cũng muốn được đặt chân một lần lên mảnh đất này. Vậy thì xách balô lên Đà Lạt thôi. Dĩ nhiên chuyện đó khá dễ dàng với những bạn đã đến Đà Lạt, hoặc những bạn có người quen ở Đà Lạt.

Trong bài Du lịch Đà Lạt - Địa điểm tham quan, phương tiện di chuyển mình cũng đã giới thiệu với các bạn một cách "đến" Đà Lạt. Vậy sao lần này chúng ta không thử tìmhiểu thêm một cách du lịch cũng thú vị và có phần nhàn nhã hơn. Đó là đặt tour tham quan ngay tại thành phố Đà Lạt. Chỉ có điều là "tài chính" phải kha khá đấy nhé.

Tại Đà Lạt có nhiều hãng, cty cung cấp dịch vụ tour tham quan các thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt. Vấn đề ở đây là các bạn phải chọn lựa tour phù hợp nhất cho mình cả về địa điểm, thời gian và giá thành nữa.

DaLat Travel Service
Địa chỉ: 7-3/2 street, Dalat, Vietnam
Tel: 063.822125-821731. Fax: 063.828330
Email: dalattravelservice@vnn.vn

Tour I: Một ngày khó quên thành phố Hoa Đà Lạt
Khởi hành: 8:00 giờ sáng hàng ngày
Điểm du lịch: Thác Prenn, Thiền Viện Trúc Lâm và Hồ Tuyền Lâm, Dinh Bảo Đại, Thung Lũng Tình Yêu, Nhà Thờ Mai Anh, Vườn Hoa Thành Phố, Đà Lạt Sử Quán, Đồi Mộng Mơ

Giá: 240.000đ/khách (giá mới nhất lúc viết bài)

Tour II: Chương trình tự chọn theo sở thích:
Thác Prenn, Thác Đatanla, Hồ Tuyền Lâm và Thiền viện Trúc Lâm, Chùa Linh Sơn, Chùa Linh Phước, Chùa Tàu, Chùa Lâm tì Ni, Chùa Linh Quang, Dinh I, Dinh III, Bảo Tàng sinh học, Vườn hoa thành phố, Vườn Hoa Minh Tâm, Bảo tàng Dân tộc, Lâu đài Mạng nhện, Nhà thờ Mai Anh (Domain), Thung Lũng Tình yêu, Ga xe lửa, Đồi Mộng mơ, XQ Đà Lạt sử quán, Hồ than thở, Thung lũng Vàng.

Quý khách chọn 5 trong số những thắng cảnh nổi tiếng trên. (chương trình nửa ngày)

Giá khách theo nhóm: Nhóm 2 người là 300.000/khách, nhóm 3-4 người là 270.000/khách, nhóm trên 5 người là 250.000/khách.
(Giá này chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất)

Tour III- Chinh phục đỉnh Lang Biang huyền thoại
Khởi hành từ Đà Lạt đến chân núi Lang bian. Lên đỉnh núi bằng xe Jeep đặc chủng của Liên Xô cũ. Ngắm Lang Bian và những dãy núi bao quanh phủ đầy mây trắng ở độ cao 1900 mét so với mực nước biển. Tham quan và chụp hình dòng suối Đankia lấp lánh ánh vàng, bạc uốn khúc dưới chân núi. Chiêm ngưỡng và chọn cho mình những món quà thổ cẩm đơn sơ, mộc mạc của đồng bào dân tộc bản địa.
Thăm làng dân tộc Lạt, xưởng dệt thổ cẩm, uống rượu cần Langbian, nghe kể truyền thuyết về đỉnh núi...
Trở về Đà Lạt tham quan bảo tàng Sinh học và Thung Lũng Tình Yêu.

Giá khách theo nhóm: Nhóm 2 người là 380.000/khách, nhóm 3-4 người là 330.000/khách, nhóm trên 5 người là 290.000/khách.
(Giá này chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất)

Tour IV- Khám phá vùng quê bằng xe đạp
Khởi hành từ Đà Lạt tới khu phố cổ của người Pháp, ngắm những biệt thự cổ nằm trong rừng thông. Tiếp tục men theo những con đường ngoằn ngèo qua những cánh đồng rau và hoa quả để đến Thung lũng Tình Yêu.

Thưởng thức nghệ thuật thêu tay cổ truyền của người Phụ nữ Việt Nam và nghệ thuật ẩm thực tại XQ Đà Lạt Sử Quán. Hướng về Lang Bian huyền thoại, thăm làng dân tộc bản địa Lạt tại chân núi, ngỡ ngàng khi chúng ta chạm đến được hạ nguồn dòng Đankia nơi có Thung Lũng Vàng thơ mộng. Trở về Đà Lạt trên con đường mới đẹp chạy qua thác Cam Ly. Kết thúc chương trình.

Giá khách theo nhóm: Nhóm 2 người là 240.000/khách, nhóm 3-4 người là 225.000/khách, nhóm trên 5 người là 190.000/khách.
(Giá này chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất)

Tour V-Chương trình đi du thuyền - Cỡi voi (nửa ngày)
Khởi hành từ Đà Lạt, đi cáp treo xuống Thiền Viện Trúc Lâm, đi tàu trên hồ Tuyền Lâm qua khu dã ngoại. Cỡi voi. Thư giãn trong căn nhà lều thô sơ, ngắm cảnh, câu cá và thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên núi rừng. Trở về bến thuyền xe sẽ đưa quí khách tham quan thác Đatanla

Giá khách theo nhóm: Nhóm 2 người là 240.000/khách, nhóm 3-4 người là 225.000/khách, nhóm trên 5 người là 180.000/khách. (không bao gồm thuyền và phí cưỡi voi)
(Giá này chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất)

Tour VI- Đà Lạt - Thác Pongouh linh hồn tây nguyên
Khởi hành từ Đà Lạt, tham quan Hồ Tuyền Lâm và thiền viện Trúc Lâm. Thác Đatanla, Thác Pongouh. Trở về Đà Lạt ghé tham quan trang trại trồng nấm, Ga xe lửa và Vườn Hoa Thành Phố.

Giá khách theo nhóm: Nhóm 2 người là 335.000/khách, nhóm 3-4 người là 305.000/khách, nhóm trên 5 người là 270.000/khách.
(Giá này chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất)

Tour VI- Đankia-Suối Vàng thiên đường êm ả
Khởi hành từ Đà Lạt, du khách tham quan chùa Linh Quang cổ kính, XQ Đà Lạt sử Quán nơi gìn giữ giá trị văn hoá nghệ thuật truy6èn thống của người dân Đà Thành, Thăm Thung lũng Tình Yêu, Thung lũng vàng, Suối Vàng hay gọi là Đankia. Trở về Đà Lạt tham quan nhà thờ Mai Anh. Kết thúc chương trình.

Giá khách theo nhóm: Nhóm 2 người là 350.000/khách, nhóm 3-4 người là 300.000/khách, nhóm trên 5 người là 250.000/khách.
(Giá này chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất)


Công ty du lịch và vận tải Phương trang
Add: 257 Phan Đình Phùng Đà lạt
Tel: 063.211090; Fax: 063.833828

Đặt chỗ khách sạn, tổ chức tour trong nước và tại Đà Lạt
Cho thuê xe máy, xe du lịch từ 4-45 chỗ.
Chú ý: tất cả giá trên chỉ áp dụng cho nhóm 3 khách trở lên.
Giá dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo thực tế, bạn nên liên hệ qua điện thoại để biết giá chính xác nhất.

Tour 1: City Tour
1. Thiền Viện Trúc lâm
2. Hồ Tuyền Lâm
3. Thác datanla (máng trượt khách tự trả)
4. Dinh Bảo Đại
5. Vườn hoa
6. Chùa Tàu
7. Bàn xoay kỳ diệu
8. Tranh thêu lụa

Giá 160.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, vé, khăn, nước)
Giờ khởi hành 8:30 sáng

Tour 2: Tour Văn Hoá

1. Xả lát (12 km)
2. Núi Langbian (xe lên núi khách tự trả)
3. Viện nghiên cứu Sinh Học
4. Thung Lũng Tình Yêu
5. Đà Lạt Sử Quán
6. Nhà Thờ Domain (Mai Anh)
7. Ga xe lửa Đà Lạt

Giá 175.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, vé, khăn, nước)
Giờ khởi hành 8:30 sáng

Tour 3: Ngoại Thành Đà Lạt

1. Cơ sở trồng hoa địa phương
2. Trại làm nấm
3. Cơ sở nuôi tắm và kén
4. Nhà Máy dệt tơ
5. Cơ sở nấu gạo
6. Thác Voi
7. Vườn ca phê
8. Chùa Linh An

Giá 190.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, vé, khăn, nước)
Giờ khởi hành 8:30 sáng

Tour 4: Thác Pongour và Làng Gà

1. Thác Pongour (cách dalat 50 km)
2. Làng gà (làng dân tộc K'ho) "cái này không phải là làng nuơi gà đâu"
3. Làm Nhang (ghi thế này ai mà hiểu được, chắc là thăm quan làm nhang)
4. Trại Nấm
5. Thiền viện Trúc Lâm
6. Hồ Tuyền Lâm
7. Cáp Treo (khách tự mua vé) "bó tay luôn, thế là khách mất mấy chục rồi"

Giá 225.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, vé, khăn, nước)
Giờ khởi hành 8:30 sáng

Tour 5: Tour tự chọn (chọn 7 địa điểm)

Làng gà+ Thổ cẩm, Trại làm nấm, cơ sở nuôi tằm, làm nhang, Biệt thự Hằng Nga, dinh Bảo Đại, Bảo tàng Dân tộc, Chùa tàu, Chùa Linh Phước, Vườn hoa Thành phố, Thiền viện Trúc Lâm, Tranh thêu lụa, Ga xe lửa, Nhà thờ Domain "lúc thì Domain lúc thì Mai Anh, Thực ra nó là một", thác Prenn, thác Đatanla, thác hang Cọp, Hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở.

Giá 205.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, vé, khăn, nước)
Giờ khởi hành 8:30 sáng

Tour 6: Cỡi Voi

Thăm thiền viện Trúc Lâm, một trong những ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất tại Việt Nam, vào khu dã ngoại, cỡi voi 1/2 giờ ven hồ Tuyền Lâm. Thăm thác datanla.

Giá 225.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, 1/2 giờ cỡi voi, vé vào cổng, khăn, nước)
Giờ khởi hành mọi giờ trong ngày.

Tour 7: Ẩm thực Tây Nguyên

Đi vào khu du lịch xã lát, tìm hiểu đời sống dân tộc Lạch, thăm nhà thờ cổ, nhà sàn, dệt thổ cẩm.
Đến núi Langbian tham gia chương trình "Ẩm thực Tây nguyên" do chính người Lạch chế biến: cơm lam, thịt hun khói, xôi cẩm, thịt nướng, súp xương heo, rượu chuối rừng.

Giá 160.000 VND/1 khách (bao gồm: xe, hướng dẫn, vé, khăn, nước)
Đăng ký tour trước 15:00h
Giờ khởi hành: 16:30.

* Trong bài viết có tham khảo của anh OnlyDalat

Đà Lạt - Những huyền thoại về tình yêu

Thiên tình sử núi Lang Bian

Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang Bian và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về.

Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa, vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức Ðà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ. Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ mình không xứng, chàng tên là Lang.

Ở bộ tộc Srê, có một người con gái mà nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng. Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng tên là Bian. Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu hôn.

Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.

Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình trong tâm tư những người Cơ Ho.


Hồ Than Thở - những chuyện tình bi tráng

Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục" của những mối tình dở dang thời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà họ "thở than". Chuyện kể rằng có hai người yêu nhau từ thuở học trò, chàng tên là Tâm, nàng tên là Thủy. Tình yêu gắn với nhiều mộng ước nhưng Tâm phải xa Thủy. Khi nàng nhận được tin Tâm thì đó lại là tin tuyệt vọng: chàng vui duyên mới. Nàng đau khổ ra đi cùng mối tình trong trắng, mượn hồ Than Thở kết liễu đời mình. Câu chuyện được học sinh trường Trần Hưng Ðạo sưu tầm vào năm 1970. Sau khi Thủy chết, người đời thương xót đắp cho nàng nấm mộ bên hồ với hai câu thơ trên bia:

"Mây xanh nước biếc dù thay đổi
Ngàn năm Thủy vẫn ở trong Tâm"

Ðến nay, lớp rêu phong thời gian phủ kín bia mộ có ghi câu thơ của mối tình bi thương này. Nhưng khi thăm hồ nhiều đôi uyên ương vẫn tặng cho người bạc mệnh những chùm hoa trắng.

Câu chuyện thứ hai mang tính lịch sử bi tráng. Có một nghĩa sĩ Tây Sơn tên là Hoàng Tùng yêu một người con gái tên Mai Nương. Khi giặc Thanh xâm lược, Hoàng Tùng ra trận, tin báo về cho Mai Nương là chàng tử trận. Nàng buồn rầu, nhớ lại buổi chia tay bên hồ và kiên quyết chết theo người tình.

Một tháng sau Hoàng Tùng trở về thì người xưa không còn nữa, chàng nguyện suốt đời ở vậy cho trọn mối tình chung. Mấy năm sau triều Tây Sơn sụp đổ, NGUYỄN ÁNH trả thù một cách đê hèn. Hoàng Tùng đau đớn tình riêng vận nước, tuyệt vọng đi theo tiếng gọi tình yêu của Mai Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở.


Thung lũng Tình Yêu và tình yêu hiện đại

Cũng thật là một cái tên đầy lãng mạn dành cho thung lũng này, nhưng cái tên đó lại không được dệt nên từ những chuyện tình huyễn hoặc cổ tích mà hoàn toàn "trần thế". Ðứng trên đồi thông nhìn xuống, mặt hồ Ða Thiện như một con tim. Xa xa là đỉnh núi Lang Bian ẩn hiện trong sương mù, mặt hồ phẳng lặng thấp thoáng những con thuyền nhỏ khiến ta hình dung ra một bức tranh thủy mặc rất gợi tình. Có cây xanh non, nhiều học sinh, sinh viên thường hay đến cắm trại nên họ gọi thung lũng này là thung lũng Tình Yêu với ý nghĩa yêu thiên nhiên, đất nước.

Cách lý giải thứ hai, thung lũng gần biệt thự Bảo Ðại và là nơi chứng kiến cuộc tình của hoàng đế cuối cùng này với người mỹ nữ (đồng thời là cô gái của cảm hứng bài hát "Ai lên xứ hoa Ðào") nên thung lũng được gọi là thung lũng Tình Yêu (Vallée Amour). Sinh viên đại học Ðà Lạt thấy đây là nơi hẹn hò lý tưởng của những lứa đôi nên cũng biến thành nơi thổ lộ tình yêu của mình.

Còn bao nhiêu huyền thoại tình yêu gắn với nhiều danh thắng khác, Ðà Lạt mộng mơ có lẽ là vì vậy. Mùa xuân này nếu có "Ai lên xứ hoa Ðào" sẽ được tắm mình trong nền huyền thoại ấy, nếu ai chưa một lần đến cũng mong hình dung ít nhiều về xứ lạnh mộng mơ...

NGUYỄN ANH TÀI
(Báo Ðại đoàn kết)
* http://www.hue.vnn.vn/gocluhanh/2001/bai15.htm

Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc

Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá, với quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".

Từ đầu tháng 3 này người dân Bắc Kinh đổ xô đi tìm mua cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố Trung Quốc (TQ) đặt mục tiêu trong thế kỷ này sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Cuốn sách còn có tựa đề phụ: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ. Sách in từ đầu năm nhưng nay mới phát hành (và chỉ phát hành ở Bắc Kinh), đúng vào lúc quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết, cuốn sách đang được hàng triệu người TQ xôn xao bàn thảo, nhiều báo đài Anh, Mỹ đều có bình luận.

Tác giả sách là đại tá Lưu Minh Phúc, giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc trường ĐH Quốc phòng TQ, từng được tặng Giải thưởng đặc biệt Thành quả nghiên cứu khoa học Lưu Bá Thừa.

Bìa cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc"
Sách chủ yếu trình bày cuộc cạnh tranh chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI và quyết tâm của TQ giành mục tiêu quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tuy đề cập nhiều vấn đề nhưng tác giả tập trung nêu bật một quan điểm: TQ phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ.

Giấc mơ TQ thể hiện phản ứng của một bộ phận không nhỏ sĩ quan quân đội TQ đối với các vấn đề quốc tế quốc nội hệ trọng. Cùng với các phát biểu gần đây của giới quân đội TQ (như thiếu tướng Trương Triệu Trung, đại tá Đới Húc...) cuốn sách góp một tiếng nói quan trọng yêu cầu ban lãnh đạo TQ phải cứng rắn hơn với Mỹ.

Sách đã kích thích tinh thần dân tộc của người TQ trước một loạt hành động chống TQ của chính quyền Obama vừa qua. Một bloger TQ viết: Nước ta cần có phái Diều hâu, cần tăng cường giáo dục quốc phòng. Alan Romberg, chuyên gia về vấn đề TQ tại Washington cho rằng chính quyền TQ đang tìm cách kiềm chế những phản ứng như trên vì không muốn gây tổn hại quan hệ với Mỹ, đối tác thương mại quan trọng và dù sao vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự số 1 thế giới.

Nhưng Romberg cho rằng lãnh đạo TQ cũng phải xem xét ý kiến của giới tinh hoa trong xã hội, gồm cả các tướng lãnh quân đội. Hãng Reuters đưa tin một giáo sư TQ dạy môn Quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh nhận định: 'Xã hội TQ đang thay đổi. Nếu xã hội đòi hỏi một lập trường cứng rắn hơn thì việc không để ý đến yêu cầu đó có thể sẽ phải trả giá đắt.''

Sách dày 303 trang, 40 vạn chữ, gồm 8 chương, (chương 2 và 6 chiếm một nửa số trang), chia 38 mục lớn với 174 mục nhỏ, có tính chất một công trình nghiên cứu công phu. Người viết lời giới thiệu sách dưới tựa đề: Cuộc chơi nước lớn TQ-Mỹ mở đầu thời đại mới của lịch sử thế giới là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu chính uỷ ĐH Quốc phòng TQ.

Các chương sách có tựa đề như sau: 1. Nhất thế giới - giấc mơ trăm năm của TQ; 2. Đọ sức thế giới: cuộc chiến đấu tranh giành "quốc gia quán quân" giữa Mỹ với TQ; 3. Thời đại TQ - "thời đại Hoàng phúc" (phúc da vàng) của thế giới; 4. Dùng tính cách TQ để xây dựng "vương đạo TQ"; 5. Chiến lược lớn cần có tư duy chiến lược; 6. Chớ nên có ảo tưởng với nước Mỹ; 7. Nước lớn trỗi dậy tất phải có quân đội lớn; 8. Kêu gọi thuyết TQ sụp đổ.

Cuộc cạnh tranh lịch sử

Trong suốt trăm năm qua người TQ đều ấp ủ giấc mơ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Thực ra trước thế kỷ XVI, TQ luôn đứng đầu toàn cầu về tổng sản lượng nền kinh tế, nhưng từ khi châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thì TQ nhanh chóng tụt hậu, thậm chí còn kém cả những nước nhỏ xíu. Khi thành lập Hưng Trung Hội (1894), Tôn Trung Sơn đề khẩu hiệu "Chấn hưng dân tộc" tức là "Vượt Âu Mỹ, lấy lại ngôi nhất thế giới"; nhưng ông mất quá sớm, chưa làm được gì.

Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đã khẩn trương thực thi tham vọng "Vượt Anh đuổi Mỹ", phát động các phong trào Đại Nhảy vọt, Công xã nhân dân hao phí cực nhiều sức người sức của nhưng đều thất bại.

Từ thập niên 80, Đặng Tiểu Bình đưa ra bản thiết kế tổng thể sự phát triển của TQ gồm: - mục tiêu hiện đại hoá XHCN để TQ trở thành nhất thế giới; - đường lối lấy kinh tế làm trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa; - 3 giai đoạn phấn đấu: đi từ no ấm, khá giả đến thực hiện giấc mơ nước giàu mạnh vào nửa đầu thế kỷ XXI; - chiến lược lớn phát triển hoà bình là thao quang dưỡng hối (giấu thực lực chờ thời cơ). Ông dự kiến TQ sẽ dùng 70 năm thực hiện 3 bước đi: bước 1 dùng 10 năm đạt no ấm, bước 2 dùng 10 năm đạt khá giả, bước 3 dùng nửa đầu thế kỷ XXI thực hiện mục tiêu chấn hưng dân tộc.

Vì TQ trỗi dậy quá nhanh, quy mô quá lớn, trong môi trường quá phức tạp, mô hình trỗi dậy quá độc đáo, tác động quá sâu sắc tới thế giới, cho nên người TQ chưa chuẩn bị xong cho việc nước mình trở thành cường quốc số 1. Tác giả viết Giấc mơ TQ nhằm để đồng bào ông có sự chuẩn bị về nhận thức, tâm lý cho việc lớn đó, cụ thể là thực hiện các mục tiêu sau:

Mục tiêu nhất thế giới: TQ phải tiến tới nhất thế giới về 3 mặt: - tổng sản phẩm quốc nội GDP; - sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và sức mạnh mềm; - GDP bình quân đầu người. Về tổng thể TQ hiện còn yếu hơn Mỹ, tuy trong 6 năm qua GDP TQ vượt 4 nước phát triển, hiện đứng thứ ba toàn cầu nhưng GDP bình quân đầu người lại dưới hạng 100. Cho nên sẽ có 3 nấc đuổi và vượt Mỹ: trước hết đuổi vượt về GDP, rồi đến đuổi vượt về quốc lực tổng hợp, sau cùng đuổi vượt về GDP bình quân đầu người.

Thế kỷ XXI còn 90 năm nữa, có thể chia làm 3 cái 30 năm để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Thời gian như vậy là khá lâu vì phải xét tới sự phát triển của Mỹ có thể xuất hiện kỳ tích và TQ có thể gặp trục trặc.

Nếu trong thế kỷ XXI TQ không trở thành cường quốc số 1 thế giới thì tất nhiên sẽ bị tụt hậu, bị đào thải - tác giả viết.

Mục tiêu lãnh đạo thế giới : TQ không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Đó là do Mỹ không còn đủ sức lãnh đạo thế giới, thậm chí dẫn kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ, lại thêm đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Chính Mỹ đang kêu gọi TQ liên kết với Mỹ (lập khối G2 hoặc Chimerica) cứu kinh tế thế giới. Hiện nay là thời đại hậu Mỹ. Một chuyên viên TQ nói: Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. TQ có đủ tư cách nhất để lãnh đạo thế giới: nước này trước thế kỷ XVI từng giàu nhất thế giới, mô hình kinh tế TQ thành công trong nhiều thế kỷ, sau đó bị tụt hậu rồi nay lại vươn lên, vì thế có kinh nghiệm phong phú nhất để lãnh đạo thế giới. Hiện nay mô hình phát triển của TQ ưu việt nhất, thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Mục tiêu trở thành quốc gia quán quân: Quốc gia quán quân là một khái niệm mới do Lưu Minh Phúc đề xuất, nhằm phân biệt với quốc gia bá quyền. Trong lịch sử thế giới cận đại, bất cử quốc gia nào giàu nhất, mạnh nhất đều là quốc gia bá quyền. TQ muốn tranh ngôi nhất thế giới nhưng kiên quyết không làm quốc gia bá quyền.

Tác giả viết: Mỹ chỉ muốn bá chủ thế giới, dùng sức mạnh buộc các nước khác làm theo ý muốn của Mỹ, đơn phương gây chiến tranh, trừng phạt các nước Mỹ không ưa. Đó là bá đạo của Mỹ. TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo.

Tác giả Lưu Minh Phúc
TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.

Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá. Lưu Minh Phúc viện dẫn một quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".

TQ hiện nay thứ nhất thế giới về xuất khẩu sản phẩm và sức lao động, còn các thứ xuất khẩu khác đều kém. Bao giờ sản phẩm văn hoá của TQ có thể đi vào khắp thế giới như các sản phẩm vật chất của TQ thì khi ấy mới đến thời đại văn hoá TQ.

Hiện TQ đang ra sức lập các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để truyền bá văn hoá truyền thống TQ, nhưng hiệu quả chưa đáng kể. "Thực hiện giấc mơ xuất khẩu văn hoá và giá trị còn khó hơn giấc mơ kinh tế," - tác giả than thở. Một học giả TQ bổ sung ý kiến đó bằng cách trích lời bà Margaret Thatcher viết trong cuốn Nghệ thuật quản lý quốc gia: Chiến lược đối với một thế giới đang thay đổi (Statecraft: Strategies for a Changing World, 2002): TQ sẽ không trở thành siêu cường như Liên Xô, "vì TQ chưa có một học thuyết nào có ảnh hưởng truyền bá quốc tế, có thể dùng để tăng sức mạnh của mình và làm yếu các nước phương Tây".

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

http://tuanvietnam.net/2010-03-10-giac-mo-hung-vi-cua-nguoi-trung-quoc-phan-1-

Mỹ sẽ thay đổi ở Biển Đông?

Buổi điều trần hôm 15/07 trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ được cho là dấu hiệu chứng tỏ sự quan tâm lớn hơn của chính quyền Obama đối với tranh chấp Biển Đông và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tại phiên điều trần, các chuyên gia được mời đã đề cập tới một loạt các sự kiện xảy ra gần đây, trong có vụ đối đầu giữa tàu của Mỹ và tàu Trung Quốc.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao chuyên trách Đông Nam Á, Đại sứ Mỹ tại khối ASEAN, Scot Marciel, nói Bắc Kinh đã cảnh báo các công ty dầu khí Mỹ và nước ngoài không làm ăn với Việt Nam trong khu vực tranh chấp, nếu không sẽ gặp khó trong việc kinh doanh với Trung Quốc.

Theo ông Marciel, quan điểm nhất quán của Hoa Kỳ là phản đối các động thái đe dọa các công ty Mỹ và đã bày tỏ quan ngại về việc này với Bắc Kinh.

Phó phụ tá Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Scher, nói Lầu Năm Góc xác định lực lượng của Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Đông Nam Á, xây dựng quan hệ an ninh chặt hơn với các đối tác trong vùng, trong đó có Việt Nam.

Ông Scher cũng nói bộ quốc phòng muốn củng cố cơ chế ngoại giao - quân sự với Trung Quốc để cải thiện liên lạc và giảm nguy cơ hai phía có những tính toán sai lầm.

Ba nhà nghiên cứu từ các trường, viện ở Washington cũng có mặt và cho biết quan điểm của họ, tại buổi điều trần do Thượng nghị sĩ Jim Webb làm chủ tọa.

Để có bình luận về sự kiện này, BBC Việt ngữ đã phỏng vấn Tiến sĩ David Scott, Đại học Brunel, London, tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về Trung Quốc và quan hệ quốc tế ở châu Á.

David Scott: Tôi chú ý phần trình bày của người phát ngôn bộ quốc phòng (Robert Scher) phần nào đó cứng rắn hơn phát ngôn của người của bộ ngoại giao (Scot Marciel). Bàn về việc Mỹ có thể làm gì, người của bộ quốc phòng nói thẳng về sự khẳng định quyền của Mỹ, duy trì sự nổi bật về quân sự trong vùng. Cũng đáng chú ý khi ông ta chỉ ra việc củng cố lực lượng ở căn cứ Guam như một nơi biểu dương sức mạnh trong khu vực.

BBC:Nhưng đã có sự thống nhất về chính sách ở trong chính quyền Obama chưa, thưa ông?

Câu hỏi đặt ra là chính quyền Obama sẽ tiếp tục hoặc thay đổi chính sách của chính quyền Bush đến mức nào. Có ba điểm làm tôi chú ý ở chính quyền Obama mà chúng đều có liên quan tới Biển Đông.

Thứ nhất, sự nhấn mạnh của chính phủ Bush về Iraq đã bị giảm nhẹ. Khi Obama quyết định triệt thoái khỏi Iraq và tập trung vào Afghanistan, phần nào, đó là sự kêu gọi Mỹ quay lại với châu Á Thái Bình Dương thay vì Trung Đông. Thực ra diễn tiến này có lẽ đã xảy ra 10 năm trước, nhưng rồi bỗng chốc có vụ 11/09, al-Qaeda chi phối chính quyền Bush. Nhưng nay ở mức độ nhất định, mối đe dọa này đã giảm bớt và sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trở thành ưu tiên của Mỹ.

Thứ hai, ngay sau khi xảy ra vụ va chạm đầu năm ở Biển Đông liên quan tàu Impeccable, chính quyền Obama đã tuyên bố và có vẻ quả thực đã điều động thêm tàu Mỹ ra yểm trợ tại đó. Mỹ chứng tỏ họ không nhượng bộ.

Thứ ba, đã có thắc mắc liệu cam kết của Bush xây dựng căn cứ tại Guam có được tiếp tục thực hiện hay không. Nhưng hành động đầu tiên mà Hillary Clinton thực hiện trong chuyến thăm châu Á với tư cách ngoại trưởng là ký thỏa thuận về Guam khi bà thăm Nhật hồi tháng Hai.

Kết hợp tất cả những động thái này, theo tôi, chính quyền Obama có thể sẽ có thái độ mạnh mẽ hơn về Biển Đông so với chính phủ Bush trước đây. Người ta cứ nói Obama đang chủ trương đối thoại (engagement) hơn đối nghịch; dĩ nhiên ông ấy ủng hộ đối thoại. Nhưng khi ta quan sát diễn biến ở Biển Đông, chính quyền Obama có những quyết định cứng cựa, ít nhất là trong ngôn từ.

BBC:Ông hình dung suy nghĩ ở Bắc Kinh về thái độ của Mỹ là như thế nào?

Nếu tôi là Trung Quốc, tôi sẽ quan sát rất kỹ mỗi lần quan chức Mỹ thăm Việt Nam, mỗi lần tàu Mỹ cập cảng Việt Nam...Trên giấy tờ, Mỹ tiếp tục giữ vai trò trung lập. Nhưng Trung Quốc sẽ chú ý bất kỳ mối dây liên hệ nào, dù kinh tế hay chính trị, giữa Mỹ và Việt Nam.

Trong mắt Bắc Kinh, Mỹ đang nói nhiều ngôn ngữ. Mỹ nói phải đối thoại với Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng theo đuổi những động thái cân bằng sức mạnh trong vùng. Trung Quốc đối diện với chiến lược phòng hờ (hedging) kinh điển: đối thoại với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho Mỹ. Đó không phải là sự kiềm chế công khai và cứng rắn. Vì thế, trên giấy tờ, Mỹ là trung lập, nhưng phần nào đó tôi thấy Mỹ ngả về Việt Nam một phần vì các công ty Mỹ quan tâm chuyện khai thác ở vùng biển do Việt Nam kiểm soát.

BBC:Có vẻ như trong mắt Trung Quốc, trong vấn đề Biển Đông, người này được đồng nghĩa với người kia mất. Tức là không thể xảy ra việc Trung Quốc nhượng bộ?

Thật khó trả lời. Một mặt, đây vẫn có thể là trò chơi mà tất cả đều thắng. Bắc Kinh đã đề nghị tạm gác đòi hỏi chủ quyền, hãy cùng nhau khai thác. Nhưng mặt khác, Biển Đông là vấn đề tranh chấp lãnh thổ và với người Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ rất nhạy cảm. Biển Đông phần nào đó giống như Đài Loan: lấy lại cái mà họ xem đã bị mất là vấn đề thể diện cho Trung Quốc.

Kết hợp điều đó với nhu cầu năng lượng, Biển Đông ngày càng quan trọng với Trung Quốc. Vì thế, có dấu hiệu rõ ràng Trung Quốc đang củng cố lực lượng quân sự ở Biển Đông. Cùng lúc, Mỹ cũng hăng hái hơn với Biển Đông. Tôi cho rằng tình hình Biển Đông đang trở nên xấu đi.

BBC: Quan điểm của Mỹ là không để căng thẳng tại đây biến thành đe dọa cho quyền lợi của họ. Theo ông, liệu Trung Quốc có thể đảm bảo cho cả quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ? Ví dụ, thuyết phục các công ty dầu khí Mỹ hợp tác với Trung Quốc thay vì các nước khác.

Rất thú vị. Nếu Bắc Kinh bảo, quý vị muốn có thỏa thuận trong vùng biển tranh chấp thì hãy giao thiệp với chúng tôi, chúng tôi sẽ cấp phép, ai nấy đều vui vẻ. Chuyện đó có thể làm được, vì những quốc gia như Việt Nam hay Philippines không thể gây áp lực với công ty Mỹ, trong khi Trung Quốc có thể.

Nhưng mặc dù việc cung cấp năng lượng có thể được dàn xếp giữa Bắc Kinh và Washington, quyền lợi chiến lược của Mỹ còn lớn hơn thế. Sự biểu dương sức mạnh của Trung Quốc trên biển, dù có thể đem lại hợp tác kinh tế cho công ty Mỹ, lại sẽ cản trở những tính toán địa chính trị của Mỹ.

Lê Quỳnh

BBCVietnamese.com

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090717_southchinasea_comment.shtml


Tham vọng xa bờ của Trung Quốc

Trung Quốc không giấu diếm ý định tăng cường năng lực hải quân tương ứng với việc khẳng định vị trí cường quốc của mình, cũng như để đối phó với các thách thức mới.

Báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP ) mới có bài bình luận về ý tưởng mở thêm căn cứ hải quân của Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh, trong có khu vực Biển Đông.

Báo này viết các nền hải quân lớn đều cần những bến đỗ hữu nghị và các căn cứ ở hải ngoại.

Thí dụ khi tàu chiến của Hoa Kỳ tới Hong Kong, ngoài các hoạt động bảo trì thông thường, bao giờ hải quân Mỹ cũng tổ chức tiệc tùng liên hoan, và các chuyến thăm viếng cho lãnh đạo Trung Quốc, mà giới phân tích gọi là "ngoại giao quân sự".

Trung Quốc cũng cần có các hải cảng hữu nghị bên cạnh các căn cứ quân sự mà Bắc Kinh đang muốn thiết lập.

Thế nhưng dư luận quốc tế, nhất là các nước lân cận, thì ngày càng dè chừng khi đối diện các thông tin về việc mở rộng tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc.

Báo này để ý tới việc các phân tích gia và học giả về quốc phòng của Trung Quốc đang cố gắng cân bằng tham vọng hải quân xa bờ với học thuyết truyền thống về không liên kết và không can thiệp của nước này.

Tuy nhiên làm được việc này không phải dễ.

Thông tin tuần vừa rồi cho hay Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một thế hệ mới các chiến hạm để phục vụ cho các mục tiêu xa bờ.

Và đi theo chúng, sẽ là các căn cứ và hải cảng mới.

Lo ngại

Các nhà hoạch định quân sự trong khu vực đều chú ý tới bài bình luận mới đây đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo chính thức của Trung Quốc. Nhiều người tỏ ra quan ngại.

Trong bài báo đăng ngày 18/03, tác giả Đới Hy, đại tá không quân Trung Quốc và nhà bình luận có tiếng, kêu gọi thiết lập căn cứ quân sự tại Trường Sa.

Bài bình luận có tựa đề "Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải" bắt đầu bằng nhận định rằng nguyên tắc nền tảng của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ là 'Gạt bất đồng để cùng phát triển'.

"Tuy nhiên, với tình hình hiện tại Nam Hải (Biển Đông), chúng ta đã luôn luôn 'gạt bất đồng' nhưng chưa đủ nỗ lực trong tham gia 'cùng phát triển'.

Ông Đới nói rằng việc lập căn cứ hải quân Trung Quốc tại Biển Đông có thể giúp phát triển với các nước láng giềng, điều xem ra không mấy ăn nhập với tình trạng căng thẳng đang diễn ra tại chính khu vực này.

Tham vọng, chứ không phải kiềm chế, đang thống lĩnh tư tưởng quân sự của Trung Quốc.

Ông viết: "Song song với việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải, cần thiết lập căn cứ (quân sự) trên quần đảo Nam Sa, với các cơ sở dành cho máy bay, trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở đây sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự... không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của toàn Nam Hải mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội."

Các quan sát viên cho rằng những bình luận như trên cho thấy tham vọng, chứ không phải kiềm chế, đang thống lĩnh tư tưởng quân sự của Trung Quốc.

SCMP viết rằng Ấn Độ đang dè chừng ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương thông qua nhiều dự án tại Miến Điện, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka.

Các dự án này quy tụ trong một kế hoạch thiết lập "chuỗi ngọc " (string of pearls) bao gồm các hải cảng và căn cứ của Trung Quốc.

Tất nhiên, "chuỗi ngọc" này sẽ phục vụ các lợi ích về kinh tế, vì nó song hành với các tuyến hàng hải và đường dẫn dầu khí từ Vân Nam tới Rahkine của Miến Điện.

Thế nhưng nếu như chúng phục vụ lợi ích chính trị-quân sự, th̀i sẽ là một chủ đề đau đầu.

Đã có thời, Trung Quốc khẳng định không bao giờ mở căn cứ ở nước ngoài.

Nay, dường như suy nghĩ này đang thay đổi.

SCMP cho rằng "Trung Quốc có thể được trông đợi sẽ noi gương Hoa Kỳ trong thay đổi chính sách và lập một hệ thống hải cảng hữu nghị thay vì căn cứ hải quân".

Mỹ hiện duy trì cả hai loại, tuy nhiên Washington đã phải đóng cửa các căn cứ của mình tại Philippines hồi đầu những năm 1990 và việc tồn tại căn cứ ở Nhật cũng đang bị đặt dấu hỏi.

Đối với Trung Quốc, thiết lập hệ thống cảng hữu nghị chắc sẽ dễ được chấp nhận hơn là lập căn cứ hải quân.

Theo BBC Tiếng Việt

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/10/091011_china_stringofpearl.shtml